Hệ thống đèn ô tô.
Đèn xe đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo độ an toàn cho xe. Hệ thống đèn xe sẽ phát ra tín hiệu cho các phương tiện khác và ngăn chặn khả năng xảy ra va chạm. Tuy nhiên, hệ thống đèn xe không có độ bền cao, đèn xe thường bị hỏng bất ngờ gây nhiều phiền toái cho chủ xe, chẳng hạn như bóng đèn halogen có thể chiếu sáng trong khoảng 1.000 giờ trong điều kiện bình thường (có thể nhẩm tính nếu trung bình mỗi ngày đèn chiếu sáng hoạt động 30 phút thì bóng đèn có thể tồn tại khoảng 5 năm). Tuy nhiên, con số này có thể sẽ chẳng còn ý nghĩa khi trong một tình huống xe đang chạy tốc độ cao mà bị xóc mạnh. Vì vậy nguyên nhân thường thấy dẫn đến sự cố hỏng hóc đèn xe là do xe hay gặp phải ổ gà, nguồn điện của xe không cung cấp đủ, va chạm mạnh… Chủ xe cần đưa xe đi thay đèn pha ô tô càng sớm càng tốt.
Hệ thống đèn xe rất dễ hỏng.
Một trong những mẹo bổ ích để tăng cường tuổi thọ của hệ thống đèn xe đó là hạn chế tối đa việc di chuyển trên các cung đường có nhiều ổ voi, ổ gà. Nếu bắt buộc phải đi qua những cung đường này, chủ xe tuyệt đối không đi với tốc độ lớn, giảm tốc độ và rà phanh để xe không bị xóc nảy. Việc kiểm tra hệ thống đèn xe định kỳ cũng rất cần thiết. Cứ 6 – 12 tháng một lần, chủ xe hãy kiểm tra hệ thống đèn xe để thay mới hoặc sửa chữa các chi tiết hỏng hóc. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đánh bóng đèn ô tô sau một thời gian sự dụng để có được ánh sáng tốt nhất.
Bình ắc quy.
Tuổi thọ bình ắc quy ô tô từ 2 đến 4 năm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, ắc quy cũng dễ gặp trục trặc. Dấu hiệu hỏng hóc thường thấy của ắc quy đó là: hệ thống đèn báo và bảng đồng hồ không sáng, các bộ phận chạy bằng điện ngừng hoạt động, khó khởi động xe ô tô… Khi nào cần thay ắc quy ô tô? Câu trả lời là sau từ 2 đến 4 năm hay khi xe có dấu hiệu hết bình.
Ắc quy cần được thay mới đúng hạn.
Lốp và lazăng (mâm xe)
Những tình huống bất cẩn của lái xe hoặc có thể do vô tình không chỉ gây hư hại cho lốp, mà còn cả la-zăng (mâm xe) điều mà nhiều người có thể không hề hay biết. Lốp xe luôn phải chịu tải trọng của toàn bộ chiếc xe vì vậy có thể rất dễ rách hoặc bị nổ. Đặc biệt là khi chủ xe thường xuyên điều khiển xe đi qua những khu vực có nhiều ổ gà, ổ voi. Càng bị va chạm mạnh, lazăng của bánh xe càng dễ bị lệch khiến xe bị rung lắc.
Thông thường, hoa lốp xe ô tô hay còn gọi là mâm xe ô tô sẽ bị mòn đáng kể sau mỗi 20.000km đến 25.000km xe đã di chuyển. Kể cả khi hoa lốp không bị mòn nhiều thì chất cao su của lốp xe cũng đã bị thoái hóa. Thời hạn cao nhất để thay lốp ô tô là 3 – 6 năm sau khi sử dụng. Lúc này lớp cao su của lốp xe đã bị thoái hóa, lốp dễ rơi vào trạng thái nổ nếu xe chạy quá nhanh hoặc phanh gấp. Chủ xe nên chăm sóc lốp trong những lần bảo dưỡng xe ô tô định kỳ.
Cần gạt mưa
Trong cấu tạo của hệ thống cần gạt mưa, chi tiết thường xuyên gặp phải hư hỏng nhất chính là lưỡi gạt mưa. Dấu hiệu dễ thấy khi gạt mưa hỏng là nước không được gạt sạch, gạt bị vấp, phát tiếng kêu trong quá trình di chuyển trên kính lái.. Chi tiết này được sản xuất từ nguyên liệu cao su, thường xuyên phải chịu ma sát với kính xe và các tác động khách quan từ môi trường nên rất dễ bị hỏng hóc. Các chuyên gia chăm sóc xe hơi cho biết, chủ xe nên kiểm tra cần gạt nước sau khoảng 12 đến 18 tháng xe hoạt động. Nếu bắt buộc thì sẽ phải thay gạt mưa xe ô tô mới. Đặc biệt với điều kiện thời tiết nóng ẩm và mưa nhiều ở Việt Nam thì thời điểm kiểm tra cần gạt nước sẽ được đẩy lên sớm hơn.
Nên kiểm tra cần gạt nước thường xuyên.
Giảm xóc trước
Khi chủ xe sử dụng phanh, nhất là phanh gấp, áp lực mà hệ thống treo trước phải chịu là rất lớn. Toàn bộ tải trọng của xe ô tô sẽ dồn lên bộ phận này. Do đó giảm xóc trước có thể sẽ nhanh hỏng. Khi bộ phận này xảy ra hỏng hóc, xe sẽ bị xóc nảy thường xuyên, thậm chí nếu tốc độ di chuyển quá cao xe có thể bị lệch đầu. Chủ xe bắt buộc phải thay cả hai giảm xóc ô tô kể cả chỉ một giảm xóc bị hỏng, vì nếu chỉ thay cái bị hỏng thì hoạt động của hai giảm xóc sẽ không đều nhau.
Lọc gió động cơ
Nhiệm vụ của lọc gió động cơ ô tô là lọc sạch bụi bẩn khỏi không khí bên trong động cơ. Nếu động cơ không có đủ không khí sạch, chắc chắn sẽ bị hao xăng và nhiều khí thải. Khi hoạt động xe có thể phát ra những âm thanh ồn ào. Lọc gió động cơ cần được kiểm tra và chăm sóc mỗi năm ít nhất một lần. Đối với những chiếc xe thường xuyên di chuyển trong môi trường nhiều bụi bẩn, chủ xe phải kiểm tra và bảo dưỡng lọc gió động cơ nhiều hơn.
Lọc gió động cơ dễ bị bẩn sau thời gian sử dụng.
Bề mặt sơn xe.
Sự xuống cấp của lớp sơn bóng vỏ xe hoàn toàn là do tác động chủ quan của con người, ngay cả khi không bị va quệt. Khi chiếc xe mới xuất xưởng, nước sơn bóng loáng như gương, nhưng chỉ sau khoảng một năm sử dụng, lớp sơn bóng của nhiều chiếc xe đã có thể bị hàng triệu vết xước li ti làm hỏng. Nguyên nhân của việc này là do quá trình rửa xe không đúng kỹ thuật hoặc dùng khăn lau xe khi vỏ xe nhiều bụi bẩn. Khi đó, cát bẩn sẽ bám vào chiếc khăn và chà xát vào vỏ xe, làm xước sơn bóng.
phụ kiện ô tô hà nội phu kien xe hoi phụ kiện ô tô giá rẻ phu tung oto phu tung o to phụ tùng oto cửa hàng phụ tùng ô tô
DANH MỤC SẢN PHẨM
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
Liên hệ
Đèn pha Ford Touneo 2019 LH CH
Liên hệ
Đèn pha Ford Touneo 2019 RH CH
Liên hệ
Cụm tăng đưa Audi A3,4,5,6 CH
Tin tức và sự kiện - chi tiết
Một số bộ phận dễ hư hỏng thường được thấy trên xe ô tô
Những bộ phận nào dễ hư hỏng nhất trên xe ô tô? Có một số bộ phận trên xe ô tô rất dễ gặp trục trặc thì chủ sở hữu cần phải làm zì để khắc phục và sửa chữa? Nếu chủ sở hữu không chăm sóc và bảo dưỡng đúng cách, những bộ phận xe dưới đây sẽ rất dễ gặp hỏng hóc.